CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN BÀU BÀNG

PEOPLE'S COMMITTEE OF BAU BANG 

CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI THỰC HIỆN ĐẦU TƯ XÃ HỘI HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Lượt xem: 204

(Kèm theo Kế hoạch số: 57/KH-UBND ngày 03tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân dân huyện Bàu Bàng)

1. Điều kiện để được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa

Cơ sở thực hiện xã hội hóa thuộc các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục được hưởng các chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Dự án phải thuộc danh mục các loại hình, tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn do Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 và Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2013.

- Dự án phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quy hoạch ngành, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đảm bảo các quy định của pháp luật về đầu tư.

2. Chính sách đất đai trong lĩnh vực xã hội hóa

2.1. Về thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất

a) Trường hợp Cơ sở thực hiện xã hội hóa thuê đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng của Nhà nước để xây dựng công trình xã hội hóa:

Căn cứ Luật đất đai năm 2013, Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-Cp ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường thì Cơ sở thực hiện xã hội hóa thuộc đối tượng được Nhà nước cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất.

b) Trường hợp Cơ sở thực hiện xã hội hóa đầu tư dự án xã hội hóa trên đất chưa thực hiện giải phóng mặt bằng:

Đối với trường hợp Cơ sở thực hiện xã hội hóa đầu tư dự án xã hội hóa trên đất chưa thực hiện giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ khả năng ngân sách địa phương để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng và giao đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tư thuê để thực hiện dự án xã hội hóa; trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không cân đối được ngân sách địa phương để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng và giao đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tư thuê để thực hiện dự án xã hội hóa thì Cơ sở thực hiện xã hội hóa ứng trước tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng cho Nhà nước để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng.Đối với tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng do Cơ sở thực hiện xã hội hóa ứng trước được xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 6 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ.

c) Trường hợp Cơ sở thực hiện xã hội hóa đầu tư dự án trên đất hợp pháp của chủ đầu tư mà chưa phải là đất xây dựng cơ sở văn hoá, đất xây dựng cơ sở y tế, đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo thì cơ sở thực hiện xã hội hóa phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất sang loại đất phù hợp theo quy định (Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo hình thức cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm hoặc cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê trên cơ sở dự án đầu tư, nhu cầu sử dụng đất của Cơ sở thực hiện xã hội hóa).

2.2. Thời gian, trình tự thực hiện thủ tục cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Thời gian thực hiện thủ tục thẩm định quyết định chủ trương đầu tư kết hợp thẩm định nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với doanh nghiệp đã thành lập là 39 ngày làm việc.

Trình tự thực hiện thủ tục thẩm định quyết định chủ trương đầu tư kết hợp thẩm định nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh: thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Quy định về trình tự thực hiện thủ tục thẩm định quyết định chủ trương đầu tư kết hợp thẩm định nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương, ban hành kèm theo Quyết định số 24/2017/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2017 của UBND tỉnh Bình Dương.

3. Chính sách thuế trong lĩnh vực xã hội hóa

3.1. Cho thuê, xây dựng cơ sở vật chất quy định tại Khoản 2, Điều 1 Nghị định số 59/2014/NĐ-CP được hướng dẫn như sau

3.1.1. Cơ sở thực hiện xã hội hóa được ưu tiên thuê cơ sở hạ tầng, công trình xã hội hóa để cung cấp các sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực xã hội hóa.

3.1.2. Trường hợp cơ sở thực hiện xã hội hóa ứng trước tiền thuê cơ sở hạ tầng, công trình xã hội hóa quy định tại điểm 2, Khoản 2, Điều 1 Nghị định số 599/2014/NĐ-CP thì số tiền thuê ứng trước được quy đổi ra số năm, tháng đã hoàn thành nghĩa vụ về thuê cơ sở hạ tầng, công trình xã hội hóa. Sau khi hết thời gian đã hoàn thành nghĩa vụ về tiền thuê cơ sở hạ tầng, công trình xã hội hóa, giá thuê được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại sau khi thỏa thuận với cơ sở thực hiện xã hội hóa phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm xác định lại giá cho thuê.

3.1.3. Giá cho thuê cơ sở hạ tầng, công trình xã hội hóa:

Căn cứ vào từng khu vực, lĩnh vực khuyến khích xã hội hóa tại địa phương được UBND tỉnh ban hành theo quy định tại điểm 2, Koản 3, Điều 1 Nghị định số 59/2014/NĐ-CP, sau khi thỏa thuận với cơ sở thực hiện xã hội hóa và tính đến các yếu tố khuyến khích xã hội tại địa phương, UBND Tỉnh quyết định mức giá cho thuê cụ thể đối với cơ sở hạ tầng, công trình xã hội hóa thuộc phạm vi quản lý trong khung giá thuê theo quy định.

* Khung giá cho thuê cơ sở hạ tầng, công trình xã hội hóa: Giá thuê cơ sở hạ tầng, công trình xã hội hóa được hình thành trên cơ sở giá thuê tài sản trên đất và tiên thuê đất (nếu có) sau khi đã được ưu đãi (miễn, giảm) theo quy định.

Về tiền thuê đất được xác định theo quy định tại Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước sau khi đã trừ đi số tiền được ưu đãi theo mức miễn, giảm phù hợp với khi vực, lĩnh vực khuyến khích xã hội hóa tại địa phương do UBND Tỉnh ban hành

Về giá thuê tài sản trên đất (không bao gồm tiền thuê đất):

Giá thuê tối đa: được xác định phù hợp với mức giá thuê phổ biến trên thị trường tại thời điểm ký hợp đồng thuê.

Giá thuê tối thiểu: được xác định trên nguyên tắc bảo toàn chi phí hình thành nên tài sản cho thuê và bù đắp chi phí bảo trì, bảo dưỡng.

* Thời điểm tính tiền thuê cơ sở hạ tầng, công trình xã hội hóa là thời điểm ký hợp đồng thuê. Trường hợp cơ sở thực hiện xã hội hóa ứng trước tiền thuê để xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình xã hội hóa: Thời điểm tính tiền thuê cơ sở hạ tầng, công trình xã hội hóa là thời điểm đơn vị bàn giao cơ sở hạ tầng, công trình xã hội hóa cho cơ sở thực hiện là xã hội hóa sử dụng.

3.1.4. Hồ sơ, thủ tục để được xét hưởng ưu đãi thuê cơ sở hạ tầng, công trình xã hội hóa theo hướng dẫn tại điểm 3, Khoản 2, Điều 1 Nghị định số 59/2014/NĐ-CP.

3.2. Cho thuê đất quy định tại Khoản 3, Điều 1 Nghị định số 59/2014/NĐ-CP như sau

3.2.1. Ưu đãi về tiền thuê đất:

Cơ sở thực hiện xã hội hóa được Nhà nước cho thuê đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình xã hội hóa theo hình thức cho thuê đất miễn tiền thuê đất cho cả thời gian thuê. Trừ trường hợp sau: Đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa sử dụng đất tại các đô thi, UBND tỉnh căn cứ điều kiện thực tế của địa phương và Danh mục lĩnh vực và địa  bàn ưu đãi xã hội hóa của địa phương để ban hành mức miễn, giảm tiền thuê đất theo từng lĩnh vực và khu vực địa bàn ưu đãi xã hội hóa tại địa phương sau khi xin ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp.

3.2.2. Khoản tiền nhà đầu tư đã trả để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) để thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại điểm 3, Khoản 3, Điều 1 Nghị định số 59/2014/NĐ-CP được xác định theo giá đất của mục đích sử dụng đát nhận chuyển nhượng tại thời điểm được cơ quan  nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nhưng không vượt quá tiền bồi thường, hỗ trợ tương ứng với trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật.

3.2.3. Việc miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định tại điểm 1, điểm 2 và điểm 4, Khoản 3, Điều 1 Nghị định số 59/2014/NĐ-CP được thực hiện như sau: Cơ sở thực hiện xã hội hóa có dự án xã hội hóa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật và được Nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án mà nội dung dự án đã được phê duyệt đáp ứng danh mục các loại hình, quy mô, tiêu chuẩn do Thủ tướng Chính phủ quy định thì được hưởng chính sách ưu đãi về đất theo quy định tại Nghị định số 59/2014/NĐ-CP kể từ thời điểm có quyết định cho thuê đất hoặc quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan thuế ban hành quyết định miễn, giảm tiền thuê đất theo Quy định tại Nghị định số 59/2014/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư số 156/2014/TT-BTC tại thời điểm có quyết định cho thuê đất hoặc quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Trường hợp cơ sở thực hiện xã hội hóa không đáp ứng quy định về tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo các nội dung đã cam kết thì cơ sở thực hiện xã hội hóa phải nộp tiền thuê đất đã được miễn, giảm theo chính sách và giá đất tại thời điểm được hưởng ưu đãi về đất và tiền chậm nộp tiều thuê đất của thời gian đã miễn giảm, giảm tính trên số tiền thuê đất được miễn, giảm theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

3.2.4. Việc xử lý số tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng trong trường hợp Nhà nước ứng tiền để thực hiện hoặc do cơ sở thực hiện xã hội hóa tự nguyện ứng tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng được thực hiện theo quy định tại điểm 5, Khoản 3, Điều 1 Nghị định số 59/2014/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư số 77/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính.

3.2.5. Tính giá trị QSDĐ vào giá trị tài sản của dự án đầu tư và các quyền về đất của cơ sở thực hiện xã hội hóa

- Khi đước Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một làm cho cả thời gian thuê mà được miễn tiền đất cho toàn bộ thời gian của dự án hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng  năm thì cơ sở thực hiện xã hội hóa không được tính giá trị QSDĐ vào giá trị tài sản của dự án đầu tư và không đước chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê QSDĐ; không được thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng QSDĐ thuê.

- Khi được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà được miễn tiền thuê đất trong một số năm thì cơ sở thực hiện xã hội hóa đước tính giá trị QSDĐ theo số tiền thuê đất đã nộp vào giá trị tài sản của dự án đầu tư. Cơ sở thực hiện xã hội hóa được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê QSDĐ; thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng QSDĐ thuê trong phần giá trị QSDĐ tương ứng với số tiền thuê đất phải nộp của thời gian nộp tiền thuê đất. Cơ sở thực hiện xã hội hóa được thực hiện các quyền trên kể từ thời điểm thực hiện nộp tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước (NSNN)

3.2.6. Chuyển nhượng dự án xã hội hóa

- Trong quá trình thực hiện dự án, vì lý do khách quan không thể tiếp tục thực hiện dự án trên đất đã được Nhà nước cho thuê vì cơ sở thực hiện xã hội hội hóa được chuyển nhượng dự án này theo Pháp luật về kinh doanh bất động sản và pháp luật về đất đai nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương chuyển nhượng dự án bằng văn bản. Người nhận chuyển nhượng dự án phải cam kết bảo đảm tiếp tục thực hiện dự án xã hội hóa theo đúng mục tiêu và mục đích sử dụng đất của dự án; người nhận chuyển nhượng tiếp tục được hưởng các ưu đãi về đất đai theo chính sách xã hội hóa của người chuyển nhượng dự án cho thời gian thuê đất còn lại kể từ ngày nhận chuyển nhượng dự án.

- Giá trị dự án chuyển nhượng do hai bên thỏa thuận

- Việc hoàn tất thủ tục về cho thuê đất giữa nhà đầu tư cũ và nhà đầu tư mới khi chuyển nhượng dự án xã hội hóa thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

3.3. Về thuế Giá trị gia tăng (GTGT)

- Tại điểm b, Khoản 2, Điều 1; Khoản 2 Điều 7 và Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách xã hội hóa đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, quy định như sau:

“Cơ sở thực hiện xã hội hóa phải đăng ký với cơ quan thuế khi hoạt động làm căn cứ xác định ưu đãi và nghĩa vụ về thuế”

“Cơ sở thực hiện xã hội hóa được ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu và các quy định hiện hành.”

- Tại Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT quy định:

“13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.”

Căn cứ các quy định nêu trên, các lĩnh vực hoạt động giáo dục và đào tạo thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

3.4. Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN)                          

- Theo quy định tại Khoản 2a, Điều 15 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp có quy định:

“Áp dụng thuế suất 10% đối với các khoản thu nhập sau:

a) Phần thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường.

Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các doanh nghiệp thực hiện xã hội hóa quy định tại Khoản này do Thủ tướng Chính phủ quy định;”

Khoản 1b và  Khoản 2, Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định:

“1. Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với:

b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 69/2008/ND0-CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ: Cơ sở thực hiện xã hội hoá có thu nhập từ hoạt động xã hội hoá được áp dụng thuế suất thuế TNDN là 10% trong suốt thời gian hoạt động. Cơ sở thực hiện xã hội hoá mới thành lập kể từ ngày Nghị định số 69/2008/NĐ-CP có hiệu lực thi hành được miễn thuế TNDN trong 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm thuế TNDN trong 5 năm tiếp theo.

Như vậy căn cứ theo quy định nêu trên, huyện Bàu Bàng thuộc tỉnh Bình Dương không thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn nên kể từ ngày 01/01/2014 cơ sở thực hiện xã hội hoá chỉ được miễn thuế TNDN 4 năm và giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 5 năm tiếp theo.

3.5. Sử dụng hoá đơn và kê khai thuế

Tại Khoản 3, Mục VI Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ có quy định: Cơ sở thực hiện xã hội hoá phải thực hiện kê khai nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật về thuế, và thực hiện xuất hoá đơn đối với các khoản thu từ hoạt động xã hội hoá theo đúng quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng hoá đơn. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo các chế tài của pháp luật về thuế hiện hành.

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
Tin cùng chuyên mục