CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN BÀU BÀNG

PEOPLE'S COMMITTEE OF BAU BANG 

Thông tin tổng quan huyện Bàu Bàng năm 2023
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Thông tin tổng quan huyện Bàu Bàng năm 2023

Huyện Bàu Bàng nằm trên quốc lộ 13 ở phía Bắc của tỉnh Bình Dương, cách thành phố Thủ Dầu Một khoảng 35 km về hướng Bắc và cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 70 km theo hướng Quốc lộ 13. Cách thị xã Chơn Thành tỉnh Bình Phước khoảng 15 km. Với trục giao thông hiện có từ Bàu Bàng đi Tây Nguyên, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Đồng bằng sông Cửu Long rất thuận lợi.

Huyện có 06 xã, 01 thị trấn ranh giới hành chính của huyện như sau:

- Phía Bắc giáp thị xã Chơn Thành (tỉnh Bình Phước)

- Phía Nam giáp thành phố Bến Cát

- Phía Đông giáp huyện Phú Giáo

- Phía Tây giáp huyện Dầu Tiếng

Diện tích tự nhiên của huyện là: 34.002,11 ha với dân số trung bình năm 2023 là 119.760 người

- Huyện có 07 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 06 xã: Trừ Văn Thố, Cây Trường II, Tân Hưng, Long Nguyên, Hưng Hòa, Lai Hưng và 01 thị trấn Lai Uyên.

- Giao thông thuận lợi quốc lộ 13 và quốc lộ 14 giao nhau tại Chơn Thành (tỉnh Bình Phước) là tuyến giao thông quan trọng nối Tây nguyên và các tỉnh khác trong khu vực. Năm 2021 tuyến đường cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn kết nối đến trung tâm huyện Bàu Bàng (đường tạo lực Mỹ Phước - Bàu Bàng) tạo cho Bàu Bàng có điều kiện giao thông nhanh tới Tp. Hồ Chí Minh và các đầu mối giao thông quốc tế như sân bay Long Thành, Tân Sơn Nhất, cảng nước sâu Thị Vải, cảng Cát Lái,v.v…

* Thuận lợi: Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, lại rất gần với TP. Thủ Dầu Một (một trong 4 điểm của tứ giác công nghiệp) nên Bàu Bàng được hưởng trọn các lợi thế về thị trường tiêu thụ (thị trường lớn và năng động), có nhiều tiềm lực về vốn đầu tư, khoa học công nghệ và hệ thống cơ sở hạ tầng. Nằm trong vùng đô thị vệ tinh của thành phố Hồ Chí Minh nên cơ hội phát triển nông nghiệp đô thị, ứng dụng công nghệ cao là khá lớn.

* Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi đáng kể nêu trên, vị trí địa lý – kinh tế của huyện cũng mang lại không ít khó khăn như: nguy cơ ô nhiễm môi trường, giá cả yếu tố đầu vào tăng cao làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm, nguồn lao động nhập cư khá lớn (khi một số doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động)…

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội, Quốc phòng - An ninh năm 2023 của huyện như sau:

I. KINH TẾ

* Cơ cấu giá trị sản xuất:

 

 

* Giá trị sản xuất qua các năm (Giá so sánh)

 Đơn vị: Tỷ đồng

Năm

Công nghiệp- xây dựng

TM-DV

Nông nghiệp

2019

17.214,4

4.401,6

2.013,5

2020

21.068,4

5.468,1

2.086,0

2021

24.357,6

6.372,6

2.140,5

2022

29.284,6

7.918,8

2.232,6

2023

35.360,7

9.877,8

2.339,7

* Giá trị sản xuất năm 2023 (Giá so sánh)

- Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng thực hiện 35.360,7 tỷ đồng, tăng 20,83% so với cùng kỳ.

- Giá trị sản xuất nông nghiệp thực hiện 2.339,7 tỷ đồng, tăng 4,80% so với cùng kỳ.

- Giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ thực hiện 9.877,8 tỷ đồng, tăng 24,74% so với cùng kỳ.

* Hệ thống Chợ

Trên địa bàn huyện hiện có 10 chợ: 02 chợ Bàu Bàng (trong khu Công nghiệp - Đô thị) và 7 chợ đầu tư theo hình thức xã hội hóa theo chuẩn nông thôn mới hoạt động ổn định và 01 chợ tạm tại ấp 4, xã Trừ Văn Thố.

* Nông thôn mới

Huyện có 06 xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM; năm 2020 có 03 xã được BCĐ NTM tỉnh Bình Dương công nhận xã NTM nâng cao: Long Nguyên, Lai Hưng, Cây Trường II; năm 2023 có 03 xã được công nhận xã NTM nâng cao: Tân Hưng, Hưng Hòa và Trừ Văn Thố.

Về Chương trình OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), tính đến nay trên địa bàn huyện đã được Hội Đồng OCOP cấp tỉnh công nhận 20 sản phẩm đạt tiêu chuẩn (trong đó riêng năm 2023 là 14 sản phẩm).

* Kinh tế tập thể:

Hỗ trợ tạo mọi điều kiện để các tổ chức kinh tế tập thể tiếp cận các chính sách ưu đãi của nhà nước và các tổ chức khác, tạo vốn sản xuất để phát triển, đồng thời có cơ chế tạo mạng lưới cơ sở để nắm bắt đầy đủ thông tin về hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể và có những hỗ trợ kịp thời khi gặp khó khăn. Tăng cường tuyên truyền các văn bản pháp luật về phát triển loại hình kinh tế tập thể trong cộng đồng.

Tập trung tổ chức thực hiện chủ trương về cũng cố và xây dựng kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn huyện, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn cho các bộ hợp tác xã, tổ hợp tác được quan tâm và đạt được hiệu quả. Các hợp tác xã trên địa bàn huyện đều hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Đến nay, trên địa bàn huyện có 10 Tổ hợp tác, với 79 tổ viên, vốn đầu tư ban đầu là: 4 tỷ 964 triệu đồng và ước thực hiện đến hết năm 2023 có 14 hợp tác xã, với 104 thành viên, vốn đầu tư ban đầu 73 tỷ 275 triệu đồng. Dự kiến cuối năm 2023 thành lập mới 01 hợp tác xã, với 07 thành viên, vốn đầu tư ban đầu 9,5 tỷ đồng, đạt kế hoạch đề ra.

II. VĂN HÓA – XÃ HỘI

Giáo dục và đào tạo năm học 2023-2024, Số trường: 35 trường và 18 nhóm trẻ tư thục.

- Trường công lập 28 trường:

+ Mầm non:11 trường (MN Họa Mi, MN Hoa Hồng, MN Hoa Mai, MN Lai Uyên, MN Tân Hưng, MN Hưng Hòa, MN Lai Hưng, MN Cây Trường, MN Ánh Dương, MN Long Nguyên, MN Vành Khuyên).

+ Tiểu học: 10 trường (TH Long Bình, TH Long Nguyên, TH Lai Hưng, TH Lai Uyên, TH Kim Đồng, TH Bàu Bàng, TH Trừ Văn Thố, TH Cây Trường, TH Tân Hưng, TH Hưng Hòa).

+ Trung học cơ sở: 06 (THCS Lai Uyên, THCS Trừ Văn Thố, THCS Cây Trường, THCS Quang Trung, THCS Lai Hưng, THCS Long Bình).

+ Trung học phổ thông: 01 (THPT Bàu Bàng).

- Trường ngoài công lập 7 trường:

+ MN Hoàng Anh, Trường Mầm non Tuổi Tiên, MN Trúc Xanh, MN Ban Mai Xanh, MN Hoàng Anh 2, MN Hạnh Phúc, MN Lương Thế Vinh

+ Trường Tiểu học Lương Thế Vinh (Trường tư thục liên cấp)

- Số trường đạt chuẩn quốc gia: 26/28 trường

- Toàn huyện hiện có 17/17 thư viện đạt chuẩn Quốc gia, trong đó có 6 thư viện đạt tiên tiến (tỷ lệ 35%).

- Số lượng xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi: 7/7 xã, thị trấn, đạt 100%.

- Số lượng xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập THCS: 07/7 xã, thị trấn đạt 100%.

- Số lượng xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập THPT: 07/7 xã, thị trấn đạt 100%.

* Y tế

- Trên địa bàn huyện có 01 Trung tâm Y tế đang hoạt động có hiệu quả, quy mô 100 giường bệnh, tuy nhiên hiện nay Sở Y tế chỉ cho hoạt động 60 giường.

- 7/7 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế theo Bộ tiêu chí mới (tỷ lệ 100%).

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng là 1,19%

- Tỷ suất sinh thô tăng là 1,36%0

- Giảm tỷ lệ sinh con thứ ba vi phạm pháp luật về dân số là 0,06%

- Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 95,6%

- Số trạm y tế: 7

- Số giường bệnh tại Trung tâm Y tế: 60 giường

- Số lượng bác sĩ và trình độ cao hơn: 83 người

* Văn hóa thông tin

- Trung tâm văn hóa - Thông tin - Thể thao huyện đang hoạt động;

- Trung tâm văn hóa xã: có 5/7 xã, thị trấn có trung tâm gồm: xã Long Nguyên, Cây Trường II, Tân Hưng, Trừ Văn Thố và Thị trấn Lai Uyên.

- Thư viện huyện; 01

- Toàn huyện có 20 sân bóng đá, 40 sân bóng chuyền, 7 nhà thi đấu đa năng, sân cầu lông 20

- Tỷ lệ hộ sử dụng điện: 99,99%.

- Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh: 100%

- Tỷ lệ dân cư đô thị sử dụng nước sạch: 68,33%.

* Các cơ sở tôn giáo:

Phật giáo: 11 cơ sở thờ tự: chùa Từ Huệ, chùa Linh Quang (xã Lai Hưng); chùa Phước Hội, chùa Hội Quang, Tịnh xá Ngọc Định (thị trấn Lai Uyên); chùa Tịnh Nghiêm, chùa Phổ Hiền (xã Trừ Văn Thố); chùa Quán Thế Âm (xã Cây Trường II), Tịnh thất Huệ Quang (xã Cây Trường II); Tịnh xá Ngọc Tạng (xã Tân Hưng); Chùa Đại Bi (xã Long Nguyên). Số lượng tín đồ hiện có hơn 1.800 người.

Công giáo: Có 04 cơ sở Giáo xứ: Lai Khê, Cây Trường, Lai Uyên, Hưng Hòa với 07 cộng đoàn, dòng tu và Hội đồng mục vụ các giáo xứ (Hội đồng mục vụ Giáo xứ Lai Khê, Hội đồng mục vụ Giáo xứ Hưng Hòa, Hội đồng mục vụ Giáo xứ Cây Trường, Hội đồng mục vụ Giáo xứ Lai Uyên, Dòng tu Dòng Chúa Cứu Độ, Cộng Đoàn Mến Thánh Giá Tân Lập, Cộng Đoàn Phanxico Sông Bé). Số lượng hiện có hơn 2.400 giáo dân.

Tin lành: Có 02 Chi hội và 04 điểm nhóm, cụ thể: Chi hội Tin lành Cây Trường; Chi hội Tin lành Tân Hưng; Điểm nhóm Tin lành khu phố Bàu Hốt, Điểm nhóm Tin lành Bàu Bàng khu phố Đồng Sổ thị trấn Lai Uyên (hệ phái Tin lành Việt Nam - miền Nam); Điểm nhóm Tin lành ấp Bà Tứ, xã Cây Trường II (hệ phái Liên hiệp truyền giáo); Điểm nhóm Tin lành ấp Cầu Đôi, xã Lai Hưng (hệ phái Phúc âm toàn vẹn Việt Nam). Số lượng hiện có hơn 500 tín hữu.

- Người nước ngoài:

Trên địa bàn huyện tính đến cuối năm 2023 có 1.573 người nước ngoài tạm trú gồm: Trung Quốc 991, Đài Loan 381 , Hàn Quốc 80, Malaysia 29, Thái Lan 40  Philippine 18, Ấn độ 14, Nhật Bản 05, Mỹ 01, Băng-la-đét 01, Inđônêxia 02, Nga 01, Nê-pan 01, Anh 01, Quần đảo Túc và Ca-i-ô 01, Ba Lan 05, Việt Nam 02

III. THU HÚT ĐỀU TƯ (tính đến 31/12/2023)

Tổng số dự án trên địa bàn huyện đến nay là 1.388 dự án với tổng số vốn đăng ký 32.136 tỷ 015 triệu đồng và 04 tỷ 825,97 triệu USD.

Năm

Trong nước

Nước Ngoài

Dự án

Vốn

(tỷ đồng)

Dự án

Vốn

(Triệu USD)

2019

148

3.636,70

51

612,12

2020

114

701,85

24

159,45

2021

86

1.003,91

11

163,80

2022

121

9.669,5

24

368,27

2023

58

399,06

28

66,69

Đầu tư - Xây dựng - Quy hoạch

- Đầu tư xây dựng: Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 (được điều chỉnh tại Quyết định số 2865/QĐ-UBND, Quyết định số 2866/QĐ-UBND của UBND tỉnh và Nghị quyết số 15/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân huyện) là 387 tỷ 902 triệu đồng (trong đó: vốn tỉnh quản lý là 263 tỷ 856 triệu đồng, vốn huyện quản lý là 124 tỷ 046 triệu đồng). Giá trị giải ngân đến ngày 10/11/2023 đạt 270 tỷ 600 triệu đồng, đạt 69,76% kế hoạch. Ước giá trị giải ngân cả năm 2023 là 387 tỷ 902 triệu đồng, đạt 100% so với kế hoạch.

- Quy hoạch, xây dựng: Đang thực hiện thẩm định Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 07 dự án.

- Cấp giấy phép xây dựng cho 126 hồ sơ trên địa bàn với diện tích hơn 6,15ha. Tổ chức kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật trong hoạt động xây dựng, qua đó phát hiện và xử phạt 36 trường hợp vi pham, với số tiền hơn 1,28 tỷ đồng.

IV. THU – CHI NGÂN SÁCH

- Tổng thu ngân sách nhà nước là 1.485,9 tỷ đồng tăng 3,04% so với cùng kỳ (trong đó: thu mới trên địa bàn: 1.001 tỷ 167 triệu đồng tăng 13,3% so với cùng kỳ)

- Tổng chi ngân sách là 681 tỷ 900 triệu đồng giảm 7,77% so với cùng kỳ  

CHI CỤC THỐNG KÊ KHU VỰC BÀU BÀNG - DẦU TIẾNG

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0