CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN BÀU BÀNG

PEOPLE'S COMMITTEE OF BAU BANG 

Quy hoạch chi tiết ngành nông nghiệp huyện Bàu Bàng giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Lượt xem: 138

Phê duyệt Quy hoạch chi tiết ngành nông nghiệp huyện Bàu Bàng giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025, với nội dung chính như sau:

  I. Quan điểm phát triển

Phát triển sản xuất nông nghiệp phải phù hợp với các quy hoạch chung của tỉnh Bình Dương và huyện Bàu Bàng; phù hợp với quan điểm tăng trưởng xanh của cả nước, vùng Đông Nam Bộ và tỉnh Bình Dương.

Phát triển sản xuất nông nghiệp phải thực sự khai thác có hiệu quả các nguồn lực; trong đó, ưu tiên các nguồn tài nguyên vô hạn là: Công nghệ, tri thức, thương hiệu,… Xây dựng nền nông nghiệp phát diện tạo ra sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao; phát huy tiềm năng, lợi thế của các vùng sinh thái, từng ngành hàng mà huyện Bàu Bàng có thế mạnh, nâng cao mức sống người lao động.

Phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn với thị trường tiêu thụ và công nghiệp chế biến + bảo quản. Tập trung các nguồn lực để phát triển hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực.

Phát triển nông nghiệp đi đôi với xây dựng nông thôn mới, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường; đồng thời chú trọng nâng cao dân trí; đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực ở nông thôn, giải quyết việc làm, nâng cao mức sống, xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

II. Mục tiêu phát triển

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế; phát triển toàn diện và bền vững; xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ứng phó với biến đổi khí hậu; tiếp tục đẩy mạnh sự chuyển đổi cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại. Tập trung phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực theo hướng sản xuất hàng hóa lớn đạt năng suất chất lượng cao, an toàn, hiệu quả và có khả năng cạnh tranh, tăng giá trị và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp, một đơn vị sản phẩm; gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ và công nghiệp chế biến.

2. Mục tiêu cụ thể

  - Về tốc độ tăng GTSX và cơ cấu các ngành, lĩnh vực

STT

Hạng mục

Tốc độ tăng GTSX (%/năm)

Cơ cấu GTSX (%)

2016 - 2020

2021 - 2025

Năm 2020

Năm 2025

 

Nông, lâm ngư nghiệp

4,25

3,62

100

100

1

Nông nghiệp

4,3

3,64

99,35

99,4

1.1

 Trồng trọt

2,05

4,22

37,74

36,34

1.2

 Chăn nuôi

5,49

3,18

63,82

61,63

1.3

 Dịch vụ NN

8,16

11,36

1,43

2,03

2

Lâm nghiệp

2,06

2,8

0,47

0,45

3

Thủy sản

-8,45

-6,34

0,18

0,11

- Về quy mô một số ngành hàng chủ lực

STT

Chỉ tiêu

HT. 2015

QH 2020

ĐH 2025

1

Cao su tổng số (ha)

24.778,5

18.300,00

18.100,00

Sản lượng (tấn)

41.544,2

28.822,10

34.234,40

2

Rau đậu các loại (ha)

339,24

494,64

760,00

Sản lượng (tấn)

5.277,16

8.790,75

15.017,75

3

CAQ tổng số (ha)

291,27

629,00

831,50

Sản lượng (tấn)

1.075,44

2.421,75

5.731,88

Trong đó

3.1

Cam, quýt tổng số (ha)

34,46

95,00

123,00

Sản lượng (tấn)

151,59

367,78

856,37

3.2

Bưởi tổng số (ha)

46,20

175,00

245,00

Sản lượng (tấn)

209,51

667,71

1.784,39

4

Quy mô đàn heo (con)

194.412

198.800

205.000

Sản lượng thịt heo (tấn)

27.508,47

37.884,65

46.246,40

5

Quy mô đàn gà (con)

1.535.409

1.530.000

1.505.600

Sản lượng thịt gà (tấn)

5.862,98

6.020,70

5.362,63

Trứng gia cầm (1.000 quả)

245,68

485,03

514,71

- Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất SXNN đạt 130 - 135 triệu đồng; đến năm 2025 đạt 160 - 170 triệu đồng/ha.

- Tỷ lệ che phủ bằng cây lâu năm đạt 67,65% và ổn định đến năm 2025.

Có 1 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và một vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đến năm 2025 có từ 2 đến 3 vùng.

Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm trên 15% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện; đến năm 2025 tỷ lệ này là 20%.

III. Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực

  1. Quy hoạch phát triển ngành trồng trọt

- Cây cao su: Năm 2020, tổng diện tích cao su trên địa bàn huyện còn khoảng 18.300 ha (giảm 6.478,5 ha so với năm 2015), sản lượng 28.000 - 30.000 tấn. Đến năm 2025, diện tích cao su giảm còn 18.100 ha, sản lượng 33.000 - 35.000 tấn.

- Các loại rau, hoa, cây cảnh: Năm 2020, tổng diện tích gieo rau là 494 ha, tăng 155 ha so năm 2015 và tiếp tục tăng lên 760 ha năm 2025. Giai đoạn 2016 - 2020 sẽ tăng diện tích trồng các loại hoa, cây cảnh lên 28 - 30 ha (gấp 1,5 lần so 2015), đến năm 2025, tiếp tục tăng lên 52ha.

- Cây ăn quả: Năm 2020, diện tích cây ăn quả sẽ tăng nhanh lên 629 ha (tăng 337 ha so năm 2015) và đến năm 2025 tiếp tục tăng lên 945 ha. Cùng với chất lượng đầu tư gia tăng, cây ăn quả cũng bước vào thời kỳ sung sức nên năng suất bình quân đến năm 2020 được dự báo sẽ tăng từ 4,2 tấn/ha năm 2015 lên 6,94 tấn/ha năm 2020 và 8,89 tấn/ha năm 2025.

2. Quy hoạch ngành chăn nuôi

a. Quy mô - cơ cấu đàn và sản phẩm chăn nuôi

  - Đàn bò năm 2020 đạt 2.930 con; đến năm 2025 đàn bò đạt 3.040 con.

- Đàn heo năm 2020 là 198.800 con; trong đó, heo nái: 31.406 con. Đến năm 2025 đàn heo đạt 205.000 con; trong đó, heo nái: 32.970 con.

- Năm 2020, tổng đàn gà: 1,530 triệu con; trong đó, gà đẻ: 482.000 con. Năm 2025, tổng đàn gà: 1,505 triệu con; trong đó, gà đẻ: 509.500 con. 

- Sản phẩm thịt các loại năm 2020: 44.129,36 tấn; trong đó, thịt heo: 37.884,65 tấn và thịt gà: 6.020,70 tấn. Đến năm 2025 sản phẩm thịt các loại: 51.845,02 tấn; trong đó, thịt heo: 46.246,40 tấn và thịt gà: 5.362,63 tấn. Trứng gia cầm năm 2020: 485,03 triệu quả và năm 2025: 514,71 triệu quả.

bQuy hoạch vùng phát triển chăn nuôi

- Quan điểm phát triển chăn nuôi là phát triển theo hướng giảm dần số đàn vật nuôi hiện trạng và tiến tới không phát triển chăn nuôi ở 4 xã Tân Hưng, Hưng Hòa, Lai Hưng và Lai Uyên vì các xã này dự kiến phát triển lên đô thị, công nghiệp.

- Chủ yếu phát triển chăn nuôi ở ven kênh Phước Hòa, ven sông Thị Tính và các vùng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật để phát triển chăn nuôi ở các xã khác (Trừ Văn Thố, Cây Trường II, Long Nguyên).

cQuy hoạch cơ sở giết mổ gia súc - gia cầm

Đến năm 2020 trên địa bàn huyện Bàu Bàng sẽ có 7 cơ sở giết mổ gia súc - gia cầm như sau:

- Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm xã Lai Uyên: Công suất 5 con trâu, bò, 30 con heo và 500 con gia cầm/ngày đêm.

- Cơ sở giết mổ gia súc xã Hưng Hòa: Công suất 10 con heo/ngày đêm.

- Cơ sở giết mổ gia súc xã Trừ Văn Thố: Công suất 20 con heo/ngày đêm.

- Cơ sở giết mổ gia súc và gia cầm xã Long Nguyên: Công suất 20 con heo và 600 con gia cầm/ngày đêm.

- Cơ sở giết mổ gia súc xã Tân Hưng: Công suất 20 con heo/ngày đêm.

- Cơ sở giết mổ gia súc xã Cây Trường II: Công suất 10 con trâu, bò và 20 con heo/ngày đêm.

- Cơ sở giết mổ gia súc và gia cầm xã Lai Hưng: Công suất 10 con trâu, bò, 20 con heo và 20.000 con gia cầm/ngày đêm.

3. Dịch vụ nông nghiệp: Các loại hình dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn cần khuyến khích phát triển bao gồm: Dịch vụ cung ứng giống cây trồng, vật nuôi; Dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp; Dịch vụ cơ khí, vận tải nông thôn; Các dịch vụ khuyến nông, thú y và tư vấn nông nghiệp; Dịch vụ về thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong cấp phép mạng lưới cung ứng dịch vụ trên địa bàn.

  4. Quy hoạch ngành lâm nghiệp: Tập trung trồng mới cây phân tán trên các trục giao thông nông thôn, các bờ bao. Vận động phong trào trồng cây xanh tại các khu vực đô thị, khu dân cư tập trung, các công trình xây dựng công cộng, khu công nghiệp,… và tận dụng trồng cây xanh phân tán trong đất vườn… Tạo vành đai xanh cảnh quan; vành đai xanh xung quanh đô thị, vành đai xanh cách ly giữa khu công nghiệp với khu đô thị của huyện Bàu Bàng.

  5. Quy hoạch ngành thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2020: 25,00 ha; sản lượng: 246,08 tấn. Năm 2025 là 15,00 ha; sản lượng: 175,86 tấn.

  IV. Hệ thống các giải pháp thực hiện: Thực hiện đồng bộ 08 nhóm giải pháp, bao gồm:

Nhóm giải pháp về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới - các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển ngành nông nghiệp.

Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách.

Nhóm giải pháp về tuyên truyền, vận động về nông nghiệp đô thị.

Nhóm giải pháp đổi mới loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp.

  - Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp.

Nhóm giải pháp đầu tư phát triển cơ giới hóa và chế biến nông sản.

- Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ, khuyến nông và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.

Nhóm giải pháp đào tạo nguồn nhân lực.

V. Các dự án ưu tiên đầu tư

1. Dự án đầu tư xây dựng và chuyển giao các mô hình sản xuất nông nghiệp theo VietGAP.

2. Dự án xây dựng khu chăn nuôi tập trung heo, gà ứng dụng công nghệ cao.

3. Dự án xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

4. Dự án đầu tư hoàn chỉnh hệ thống công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp.

5. Dự án tăng cường cơ giới hóa nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch phục vụ sản xuất nông nghiệp.

6. Dự án kêu gọi đầu tư phát triển dịch vụ nông nghiệp (giống cây trồng, vật nuôi, chế biến và tiêu thụ nông sản, cơ sở giết mổ gia súc - gia cầm,…).

7. Dự án đầu tư phát triển rau - hoa - cây cảnh.

8. Dự án nâng cao năng lực hệ thống bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện.

9. Dự án đầu tư xây dựng mạng thông tin nông nghiệp.

10. Dự án vận động thành lập các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp.

11. Dự án xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học.

  VI. Khái toán vốn đầu tư

- Tổng nhu cầu vốn đầu tư xã hội cho phát triển ngành nông nghiệp huyện Bàu Bàng giai đoạn 2016 - 2025 là: 2.919 tỷ đồng (trong đó, giai đoạn 2016 - 2020 là 1.434 tỷ đồng; giai đoạn 2021 - 2025 là 1.485 tỷ đồng).

- Chia theo nguồn vốn đầu tư: Vốn ngân sách (trung ương, tỉnh, huyện) chiếm khoảng 12% tổng vốn đầu tư tương đương 350 tỷ đồng. Vốn tín dụng: chiếm khoảng 40%, tương đương 1.168 tỷ đồng. Vốn tự có của doanh nghiệp, nông hộ, chủ trang trại, kinh tế hợp tác,… chiếm khoảng 40% tổng vốn đầu tư, tương đương 1.168 tỷ đồng.  Ngoài ra, cần huy động các nguồn vốn khác như vốn liên doanh, liên kết, kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài trong các lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,… chiếm khoảng 8%, tương đương 233 tỷ đồng.

Nội dung kèm theo:

1- Quyết định số 2893/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2017 của UBND huyện Bàu Bàng về việc Quy hoạch chi tiết ngành nông nghiệp huyện Bàu Bàng giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025;

2- Báo cáo tổng hợp Quy hoạch chi tiết ngành nông nghiệp huyện Bàu Bàng giai đoan 2016-2020; tầm nhìn đến năm 2025.

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0